Support Online

Tư vấn công nghệ nhà lắp ghép
097 617 5678

Kinh doanh
0868 685 668

Chăm sóc KH2
0988 718 866

Chăm sóc KH3
0967 88 68 68

Khách Hàng Của IDC

Tìm hiểu về quy trình giám sát thi công xây dựng

Quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?

Quy trình giám sát thi công xây dựng đóng vai trò cốt lõi của một công trình, về cả chất lượng, mục tiêu và hiệu quả sử dụng sau này. Người làm vị trí giám sát thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như vấn đề an toàn cho người lao động. Đây phải là những kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.

IDC Việt Nam – đơn vị hàng đầu chuyên thiết kế, thi công xây dựng nhà lắp ghép .


Tìm hiểu về quy trình giám sát thi công xây dựng

Hiểu 1 cách đơn giản, kỹ sư đảm nhận công việc về quy trình giám sát thi công xây dựng là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, báo cáo và xử lý, sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến công trình. Công trình chất lượng tốt hay dở đều phụ thuộc hết vào tinh thần, tràch nhiệm làm việc của người kỹ sư này.


Kỹ sư giám sát thi công xây dựng là người đại diện cho chủ đầu tư

Nhiệm vụ chính của quy trình giám sát thi công xây dựng là gì?

Đối với quy trình giám sát thi công xây dựng, người tư vấn giám sát có những nhiệm vụ chính như sau:

  • Thực hiện toàn bộ quy trình giám sát chất lượng công trình, thực hiện toàn bộ quy trình giám sát chất lượng công trình, từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng.
  • Theo dõi thời gian, tiến độ công trình để đảm bảo đúng thiết kê xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định và quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng.
  • Tư vấn về thiết kế, tài chính cho chủ đầu tư để tránh trường hợp nhà thầu rút ruột công trình.
  • Theo dõi, quản lý an toàn người lao động tại công trình
  • Theo dõi, quản lý môi trường tại công trình

Quy trình giám sát thi công xây dựng gồm bao nhiêu bước?


Người chịu trách nhiệm giám sát quy trình thi công xây dựng phải có chứng chỉ theo đúng quy định pháp luật

Một quy trình giám sát thi công xây dựng chuẩn sẽ bao gồm 10 bước, đó là:

Kiểm tra điều kiện khởi công của công trình: Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất của cả quy trình. Người tư vấn giám sát cần phải đánh giá hồ sơ giám sát thi công, kiểm tra kỹ về điều kiện khởi công của công trình như mặt bằng xây dựng, giấy phép xây dựng đã được xác nhận chưa, bản vẽ thiết kế công trình đã được chủ đầu tư xác nhận chưa, vốn bố trí có đủ theo tiến độ xây dựng…Với bước này, mọi sai sót ngay từ ban đầu có thể chỉnh sửa và đề xuất giải pháp giải quyết kịp thời.

Kiểm tra các yêu cầu đối với công trình xây dựng: Giám sát viên cần nắm vững các yêu cầu về hồ sơ, pháp lý để tránh các trường hợp phạt hành chính, đình chỉ hoặc thậm chí yêu cầu ngừng thi công, gây thiệt hại cho chủ đầu tư. Ví dụ, một công trình thi công cần phải có hồ sơ thiết kế, bản vẽ đầy đủ thông tin sơ bộ, từ hồ sơ thiết kế, quy mô, ngày tháng khởi công – hoàn thành đến rào ngăn, trạm gác, biển báo bên ngoài.

Kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng: Trước khi công trình được khởi công, người tư vấn giám sát phải thực hiện kiểm tra vật liệu xây dựng, xem có đúng với yêu cầu hay không. Nếu có bất kỳ khiếm khuyết hoặc nghi ngờ nào thì vật liệu phải được đổi mới hoàn toàn, điều này nhằm đảm bảo sự an toàn cho lao động và chất lượng công trình.


Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng

Xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch giám sát thi công: Căn cứ vào các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, quy định kỹ thuật và tiến độ thi công dự kiến, giám sát viên sẽ lập một kế hoạch theo dõi chi tiết để đảm bảo chất lượng cho quy trình giám sát thi công.

Đánh giá các hồ sơ thiết kế: Kiểm tra, đánh giá, rà soát lại tất cả các hồ sơ thiết kế thi công là một trong những việc tư vấn giám sát cần phải làm.

Giám sát xây dựng theo từng hạng mục công trình: Với bước này, kỹ sư giám sát sẽ phải theo dõi từng hạng mục xây dựng cụ thể, số liệu thực tế của hồ sơ và đối chối với yêu cầu để kịp thời phát hiện ra sai sót và xử lý.

Đảm bảo thi công đúng tiến độ hạng mục dự kiến: Kỹ sư giám sát cần phải đốc thúc nhân công để bám sát thời gian thi công đã đặt ra ban đầu, ngoài ra họ còn phải nghiên cứu đưa ra biện pháp giúp rút ngắn tiến độ hoàn thành trên cơ sở bám sát hồ sơ, bảo toàn chi phí.


Giám sát viên giúp công trình được xây dựng theo đúng kế hoạch ban đầu

Quản lý giá thành vật liệu xây dựng: Giám sát viên cần theo sát và nắm chắc giá thành của vật liệu xây dựng để tính toán, phát hiện và báo cáo mức chênh lệch giá giữa thời điểm dự toán và thời điểm thi công. Điều này giúp nhà đầu tư có thể xử lý và cân đối dự toán chi phí cho công trình xây dựng.

Lập báo cáo định kì: Giám sát viên phải thường xuyên làm báo cáo đình kỳ theo tuần và tháng cho chủ đầu tư. Bảng báo cáo này giúp thông báo tình hình, chất lượng công trình cũng như đề xuất biện pháp xử lý kịp thời cho những điểm cần điều chỉnh.

Thẩm định từng hạng mục và tổng thể công trình: Việc cuối cùng của quy trình giám sát thi công xây dựng chính là nghiệm thu công trình, họ phải đảm bảo chất lượng cá hạng mục thi công và tổng thể dự án hoàn toàn không có sai sót trước khi hoàn công.

Trên đây là các thông tin cơ bản về quy trình giám sát thi công xây dựng. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thiết kế và thi công nhà ở, nhà lắp ghép uy tín, chất lượng với chi phí tiết kiệm thì hãy đến với IDC Việt Nam. Với kinh nghiệm gần 10 năm trong lĩnh vực xây dựng, là đối tác của nhiều tập đoàn lớn, IDC chắc chắn sẽ mang đến bạn những lời tư vấn hữu ích. Mọi thắc mắc, vui lòng gọi về hotline 0976.175.678.

zalo-icon
facebook-icon
alo-icon