Support Online

Tư vấn công nghệ nhà lắp ghép
097 617 5678

Kinh doanh
0868 685 668

Chăm sóc KH2
0988 718 866

Chăm sóc KH3
0967 88 68 68

Khách Hàng Của IDC

Có nên xây dựng nhà panel lắp ghép?

Nhà panel lắp ghép phổ biến nhất ở các quốc gia như Canada, Mỹ, ÚC,… Ở Việt Nam hiện nay, loại nhà nãy cũng rất đang dần trở nên phổ biến bởi những ưu điểm vượt trội mà mình có. Vậy liệu có nên hay không nên xây dựng nhà lắp ghép panel? Loại nhà này có những ưu điểm nào mà lại được ưa chuộng đến vậy?

Nhà lắp ghép panel là gì?

Nhà lắp ghép bằng tấm panel là loại nhà được làm từ các tấm panel như bông thủy tinh, PU, EPS có chất lượng cao. Các bộ phận của nhà được làm từ trước sau đó mới ghép lại với nhau. Cách làm này khác hoàn toàn với xây dựng truyền thống, tuy nhiên vẫn đảm bảo được độ chắc chắn, kiên cố và an toàn của ngôi nhà.

Nhà lắp ghép cũng được ứng dụng trong rất nhiều công trình như khu biệt thự resort, nhà kho, cửa hàng, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, phòng khám, nhà trọ, nhà xưởng hay cả nhà ở dân dụng, nhà ở công nhân,…

Nhà lắp ghép cũng được ứng dụng trong rất nhiều công trình

Nhà lắp ghép cũng được ứng dụng trong rất nhiều công trình

Ưu, nhược điểm của nhà panel lắp ghép

Nhà panel lắp ghép hay gọi chung là nhà lắp ghép có rất nhiều ưu điểm nên mới là phương pháp xây dựng được sử dụng phổ biến gần đây, tuy nhiên loại nhà này vẫn có một số nhược điểm.

Ưu điểm

  • Thời gian thi công xây dựng nhanh: Quá trình sản xuất cũng như xây dựng nhà lắp ghép panel rất nhanh và khá đơn giản, không yêu cầu quá nhiều nhân công, không có nhiều công đoạn phức tạp vì vậy mà tiến độ công trình được đẩy rất nhanh. Thông thường một công trình nhà ghép công nghiệp chỉ cần 5 – 8 tuần là có thể hoàn thiện hoàn toàn.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư: Phần móng luôn là phần chiếm khá nhiều chi phí của ngôi nhà, tuy nhiên với nhà panel lắp ghép phần móng không có yêu cầu cao lại có kết cấu nhẹ. Vì vậy không cần tốn quá nhiều ngân sách cho phần móng của nhà lắp ghép, đây cũng là lý do loại nhà này phù hợp với bất cứ địa hình hay đất nền nào ngay cả những vùng có địa hình phức tạp.
  • Dễ dàng tái sử dụng, di chuyển và nâng cấp: Có kết cấu và cấu tạo đơn giản và được lắp ghép lại từ những bộ phận có sẵn, vì vậy mà nhà có thể dễ dàng thay đổi mục đích sử dụng, nâng cấp hay di chuyển.
Nhà panel lắp ghép dễ dàng tái sử dụng, di chuyển và nâng cấp

Nhà panel lắp ghép dễ dàng tái sử dụng, di chuyển và nâng cấp

  • Độ bền nhà cao: Đánh giá độ bền cao của nhà tất nhiên không thể so với nhà bê tông cốt thép, tuy nhiên do được cấu tạo từ những khung thép và các vật liệu như tấm panel PU, bê tông nhẹ,… nên tuổi thọ của nhà cũng được kéo dài, ngoài ra còn có khả năng chống chịu lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt khá ổn.
  • Bảo vệ môi trường và an toàn cho sức khỏe: Các công trình loại này bảo vệ môi trường bởi giảm lượng lớn rác thải, vật liệu có thể tái chế được. Ngoài ra các tấm panel PU, tôn, inox cũng đem đến khả năng cách âm, cách nhiệt và không chứa các chất gây hại cho sức khỏe của con người.
  • Có tính thẩm mỹ cao và thiết kế đa dạng: Với sự phát triển của công nghệ ngày nay thì không lạ gì những ngôi nhà lắp ghép có những thiết kế độc đáo, hút mắt người nhìn. Cũng vì vậy mà cũng có nhiều loại nhà được nâng  cấp như nhà nhiều tầng, các mẫu nhà vuông đi cùng với các màu sắc nổi bật, trẻ trung.

Nhược điểm

 Về nhược điểm của nhà lắp ghép panel thì điểm đầu tiên phải nói đến là có độ bền và tuổi thọ kém hơn so với nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Thêm một điểm nữa chính là khi lắp ghép nhà thì chủ yếu dựa vào máy móc. Vì vậy khu xây dựng cần có một diện tích đủ lớn để cho máy móc thao tác lắp ghép và vận chuyển vật liệu.

Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng nhà lắp ghép vẫn có nhược điểm

Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng nhà lắp ghép vẫn có nhược điểm

Lưu ý khi sử dụng nhà panel lắp ghép

Một số lưu ý khi sử dụng nhà lắp ghép mà chủ đầu tư và đơn vị thi công cần chú ý là:

  • Nhà được lắp ghép từ những bộ phận tách rời, vì vậy mà phải có quy trình quản lý chất lượng tốt cũng như phải thường xuyên kiểm tra để giải quyết kịp thời nếu xảy ra vấn đề.
  • Phải thực hiện đúng theo khuyến cáo của bên cung cấp vật tư.
  • Để đảm bảo an toàn của công trình thì những tấm Panel PU phải có độ dày tối thiểu 50mmm.
  • Khung cột, khung nhà yêu cầu phải chắc chắn nên cần sử dụng những vật liệu đảm bảo chất lượng.
  • Ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt cần chú ý giằng chống bão để đảm bảo an toàn.
Nhà lắp ghép khi thi công phải có những phải thực hiện theo đúng khuyến cáo

Nhà lắp ghép khi thi công phải có những phải thực hiện theo đúng khuyến cáo

Nhà lắp ghép panel tuy có cấu tạo đơn giản, không phức tạp nhưng không phải bất kỳ đơn vị thi công nào cũng có khả năng thi công cũng như có thể đảm bảo các tiêu chuẩn Quốc tế. Đơn vị IDC Việt Nam là địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo – Đây cũng là đơn vị đứng đầu trong lĩnh vực nhà lắp ghép ở Việt Nam và đạt các tiêu chuẩn mà Quốc tế đưa ra.

zalo-icon
facebook-icon
alo-icon