Hướng dẫn cách thi công nhà lắp ghép đúng kỹ thuật
Nhà lắp ghép hay còn gọi là nhà khung thép, hay nhà di động được tạo nên từ những bộ phận riêng lẻ ghép lại với nhau. Tất cả những bộ phận này được tính toán một cách chính xác và sản xuất theo từng mô đun và lắp ghép lại với nhau sau khi hoàn thiện. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách thi công loại nhà này đúng kỹ thuật.
Quy trình thi công nhà ở lắp ghép
Các mẫu nhà lắp ghép hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình khác nhau với ưu điểm chi phí thấp, lắp đặt linh hoạt và dễ dàng thi công. Dưới đây là hướng dẫn quy trình lắp ghép đúng kỹ thuật.
Quy trình thi công móng
Việc thi công phần móng nhà khung thép đơn giản hơn so với nhà bê tông cốt thép do số lượng cọc được giảm bớt đi rất nhiều và không tốn quá nhiều nhân công bởi việc nhồi cọc với kiểu nhà này không cần quá sâu.
Phần móng của ngôi nhà không cần gánh trọng lượng quá lớn do các tấm vách ngăn, bê tông trần được làm từ các vật liệu siêu nhẹ. Chính vì vậy mà phần thi công móng sẻ đơn giản hơn rất nhiều.
Lắp ráp phần khung thép
Phần khung thép đóng vai trò quan trọng nhất khi thi công nhà ở lắp ghép. Quá trình thi công công ddianj này đòi hỏi độ tỷ mỹ và chính xác cao. Chính vì vậy, trước khi tiến hành thi công, nhà thầu cần phải khảo sát kỹ địa hình, lên phương án và thống nhất phương án thi công với chủ nhà. Tất cả các thông số kỹ thuật của từng tầng, từng hạng mục phải được hiển thị chính xác và chi tiết trên bản thiết kế.
Dựa vào tình hình thực thế và phương án thi công, sau khi thống thất, nhà thầu sẽ giao cho bộ phận thiết kế hoàn thiện chi tiết bản thiết kế cuối cùng với các thông số kỹ thuật đầy đủ, chi tiết và chính xác nhất. Chỉ cần nhìn vào đấy, chủ nhà đã có thể hình dung ra tổng thể hình dáng của ngôi nhà sau khi hoàn thiện.
Dựa vào bản thiết kế, chủ thầu sẽ tiến hàng gia công những cấu kiện thành từng chi tiết nhỏ rồi vận chuyển đến công trường để lắp ghép. Những bộ phận này sẽ được ghép lại với nhau qua hệ thống bu lông, ốc vít chuyên dụng.
Trụ chính sẽ được dựng lên trước néo với móng bằng những chiếc bu lông, tiếp theo sẽ hành lắp ráp dầm và xà ngang tạo thành một hệ thống chắn chắn. Tất cả khung thép đều được lắp ráp, thi công trọn vẹn từ móng cho đến hết phần tầng trên cùng, lúc này công nhân chỉ việc lắp chồng cột lên với nhau là là được. Mà không cần đổ cột và đổ bê tông trần như nhà xây bằng gạch, xi măng truyền thống.
Làm tường ngăn
Có rất nhiều vật liệu có thể sử dụng làm tường ngăn cho căn nhà, tùy vào điều kiện kinh tế và sở thích của gia chủ và lựa chọn vật liệu phù hợp. Bạn có thể chọn xây tường bằng gạch, bằng các vách chuyên dụng, nhưng đa số các ngôi nhà lắp ghép hiện nay thường sử dụng loại vật liệu siêu nhẹ.
Làm mái nhà
Vật liệu dùng làm mái nhà cũng rất đa dạng như ngói, tôn, tôn xốp chống nóng… Tùy vào điều kiện và sở thích mà chủ nhà sẻ lựa chọn vật liệu phù hợp.
Hoàn thiện nội thất
Nội thất bên trong ngôi nhà bao gồm sàn nhà, cầu thang, sơn, thiết bị nhà bếp, thiết bị nhà vệ sinh, cửa chính, cửa sổ… Phần hoàn thiện nội thất này sẽ được hoàn tất sau cùng, các sản phẩm sử dụng cũng rất đa rạng và có chất lượng khác nhau. Tùy thuộc vào lựa chọn của gia chủ phía nhà thầu sẽ tiến hành hoàn thiện theo yêu cầu.
Thông số kỹ thuật của nhà di động giá rẻ
Khi tiến hành thi công công trình, công nhân kỹ thuật sẽ dựa trên các thông số, kích thước có trên bản vẽ thiết kế, bao gồm:
- Chiều dài công trình: Là khoảng cách tính từ đầu tường này đến đầu tường kia. Trên thực tế, để chính xác nhất là dựa vào chiều dài của mảnh đất sẽ xây dựng công trình và các nhu cầu, mục đích xây dựng.
- Chiều cao của công trình: Là khoảng cách tính từ mặt nền hoàn thiện cho tới điểm thấp nhất của đuôi mái. Ngôi nhà có chiều cao vừa phải, hợp lý sẽ mang đến sự cân đối và đẹp mắt cho công trình.
- Chiều rộng của công trình (Khẩu độ khung kèo): Chiều rộng này được tính từ mép tường bao ngoài này đến mép tường bao ngoài kia
- Độ dốc của mái: Đây là góc nghiêng được tạo bởi mặt phẳng và mái nhà, độ dốc của mái quyết định đến tốc độ nước chảy khi trời mưa. Thông thường độ dốc của mái nhà lắp ghép là từ 10-15 %.
- Bước cột: Đây là khoảng cách bố trí cột theo phương dọc của công trình. việc lựa chọn được cách bố trí bước cột hợp lý sẽ giúp tiết kiệm chi phí và tăng độ thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Những thông số kích thước này của nhà lắp ghép phải được tính toán chính xác và thể hiện chi tiết, đầy đủ trên trên bản vẽ trước khi khởi công xây công trình. Từ đó mới đảm bảo được chất lượng sự chắc chắn và độ bền đẹp của ngôi nhà, cũng như sẽ tiết kiệm được thời gian thi công và có phương án xử lý tốt nhất khi có vấn đề xảy ra.
Đơn vị thi công và lắp đặt nhà di động giá rẻ uy tín chất lượng
Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một ngôi nhà lắp ghép cho gia đình hoặc có ý tưởng kinh doanh dịch vụ lưu trú mang phong cách mới lạ hãy lên hệ tới công ty IDC Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Tại đây, có đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng cùng đội ngũ công nhân lành nghề sẽ giúp bạn có được phương án tốt nhất.
IDC Việt Nam là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đơn vị hỗ trợ khách hàng trọn gói từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, thi công đến bảo hành công trình. Chính vì vậy, chắc chắn rằng bạn sẽ có được ngôi nhà như đúng mơ ước khi hợp tác cùng IDC Việt Nam.
Xem thêm: Nhà lắp ghép giá bao nhiêu tiền 1m2