Tấm sàn bê tông nhẹ – Giải pháp tối ưu cho nhà lắp ghép
Các công trình xây dựng từ xưa đến nay đa phần đều sử dụng kết cấu khung là bê tông cốt thép và dùng tường gạch chịu lực. Tuy nhiên, xu hướng ưu tiên sử dụng các loại vật liệu nhẹ đang được khuyến khích để phát triển rộng rãi trong ngành xây dựng hiện đại. Vậy liệu bạn đã biết tấm sàn bê tông nhẹ là gì chưa? Mọi thắc mắc của bạn về loại vật liệu này sẽ được IDC Việt Nam giải đáp qua bài viết sau đây.
Tấm sàn bê tông nhẹ là gì?
Tấm sàn bê tông nhẹ là giải pháp được sử dụng để lắp ghép cho kết cấu sàn nhẹ thay cho bê tông thông thường. Trọng lượng của tấm sàn lắp ghép nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép. Một trong những ưu điểm của sàn bê tông nhẹ là giảm tải trọng bản thân, giảm tải trọng lên kết cấu. Phù hợp với các khu vực có nền móng yếu, các công trình cải tạo nhà cũ.
Các công trình nhà thép tiền chế sử dụng sàn panel lắp ghép, sàn lắp ghép giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Hiện nay, trên thị trường đối với kết cấu sàn lắp ghép có vài giải pháp sử dụng các tấm sàn bê tông nhẹ, block xi măng, gạch v.v… Tấm sàn bê tông ALC hiện đang là giải pháp thông minh và tối ưu nhất về chất lượng nhà lắp ghép.
Sản phẩm tấm sàn bê tông khí chưng áp với việc được gia cường bằng cốt thép chống ăn mòn ở bên trong. Tấm bê tông làm kết cấu tường bao vách ngăn, làm sàn, có khả năng chống va đập cao, chịu lực tốt.
Phân loại tấm sàn bê tông nhẹ
Với tính năng vượt trội, sàn bê tông nhẹ giúp việc thiết kế, thi công các công trình cao tầng được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng hơn rất nhiều. Người ta có nhiều cách và tiêu chí đánh giá khác nhau để phân loại sàn bê tông nhẹ. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là theo 3 dạng dưới đây:
Phân loại theo chất kết dính
- Sàn bê tông dùng dạng cốt dính hỗn hợp.
- Sàn bê tông dùng dạng cốt dính đặc biệt.
- Sàn bê tông dạng thạch cao, xi măng, silicat hay polime.
Phân loại theo cốt liệu
- Sàn bê tông có cốt liệu đặc.
- Sàn bê tông có cốt liệu rỗng.
- Sàn bê tông có cốt liệu đặc biệt.
Phân loại theo thể tích, khối lượng
- Sàn bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3.
- Sàn bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3 – 1.800kg/m3.
- Sàn bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3 – 2.200kg/m3.
- Sàn bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3 – 2.500kg/m3.
- Sàn bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3.
Có nên dùng tấm sàn bê tông nhẹ làm sàn nhà lắp ghép không?
Dùng tấm sàn bê tông nhẹ làm sàn là một giải pháp xây dựng thông minh được áp dụng phổ biến hiện nay. Trọng lượng của tấm sàn lắp ghép nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép. Điều này giúp cho việc vận chuyển, thi công lắp ghép được dễ dàng hơn. Đồng thời giảm được tải trọng lên công trình giúp tiết kiệm chi phí kết cấu, gia tăng tính ổn định của công trình.
Sàn bê tông nhẹ đã được kiểm tra một cách nghiêm ngặt các chỉ tiêu quan trọng như khả năng chống va đập, chịu lực. Đặc biệt là ở các khả năng cách nhiệt, chống cháy siêu việt mà bê tông khí AAC đã nổi tiếng cả hơn 100 năm nay ở trên thế giới.
Tấm sàn panel hiện nay chính là giải pháp xây dựng mới, hiện đại. Sản phẩm không chỉ sử dụng sàn bê tông nhẹ mà còn sử dụng cho toàn bộ kết cấu vách ngăn, tường bao, mái bằng. Sàn panel giúp tiết kiệm chi phí thi công, lắp ghép nhanh tăng cường hiệu quả chống cháy, chống nóng, cách âm.
Mua tấm sàn bê tông nhẹ ở đâu?
Sàn bê tông nhẹ được sản xuất từ bê tông khí chưng áp AAC. Để có thể mua được tấm sàn bê tông nhẹ, hiện nay đã có hai nhà máy đạt chất lượng tốt nhất, giá phù hợp nhất tại cả miền nam và miền bắc. Đặc biệt, bạn có thể mua tấm sàn bê tông nhẹ tại Hà Nội tại công ty IDC Việt Nam. Đối với các tỉnh thành thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung, sẽ được công ty vận chuyển đến tận nơi để phục vụ nhu cầu cần thiết cho các bạn.
Ngoài cung cấp tấm sàn bê tông giá rẻ, tấm tường bê tông nhẹ, IDC Việt Nam còn nhận thi công thiết kế nhà lắp ghép, tiền chế và cải tạo cơi nới nâng thêm tầng bằng vật liệu nhẹ. Thời gian thi công siêu nhanh, cực tiết kiệm chi phí. Hãy liên hệ với IDC theo đường dây nóng 0976 17 5678 để được tư vấn miễn phí về sản phẩm.
Ngày nay, ứng dụng xây dựng công trình bằng tấm sàn bê tông nhẹ đang dần dần trở nên phổ biến hơn. Thông qua bài viết trên đây, IDC Việt Nam đã chia sẻ những thông tin cụ thể, chi tiết nhất về loại vật liệu này. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để giúp bạn có thêm hiểu biết và giúp bạn có thể lựa chọn được loại vật liệu xây dựng phù hợp.