Tìm hiểu về quy trình thi công nhà lắp ghép
Hiểu đúng về nhà lắp ghép
Nhà lắp ghép là kiểu nhà được tạo thành bởi những bộ phận riêng lẻ, tất cả các kết cấu, phụ kiện như cột, dầm, tường, mái, cửa đi, cửa sổ…đều được tính toán và sản xuất tại nhà máy theo từng mô đun, sau đó mang ra công trường tiến hành lắp ghép lại. Các bộ phận này được liên kết với nhau bằng vít và bu lông, đảm bảo các yêu cầu về độ chắc chán và an toàn cho người dùng.
Nhà lắp ghép là mô hình được ứng dụng phổ biến với nhà ở, công trình, khu biệt thự, resort, nhà kho, siêu thị, nhà hàng, quán karaoke…Sự linh hoạt trong việc ứng dụng là lý do mẫu nhà này trở thành xu hướng tại Việt Nam.
Thi công nhà lắp ghép – Tìm hiểu về cấu tạo
Cấu tạo bên trong 1 căn nhà lắp ghép
Cấu tạo nhà lắp ghép bao gồm các chi tiết như sau:
- Hệ thống khung làm từ vật liệu théo CT3 và vật liệu U, hộp mã kẽm bao gồm bộ phận cột, kèo và xà gồ.
- Hệ thống tấm che và tấm vách ngăn làm bằng tôn chất lượng cao 2 mặt. Ở giữa tấm che và vách ngăn là lớp xốp hoặc lớp nhựa PU độ dày từ 50mm đến 100mm, mang đến khả năng cách âm và cách nhiệt tuyệt vời.
- Hệ thống tôn lợp mái làm từ tôn chống sét có độ dày từ 50mm đến 100mm.
- Hệ thống giằng chống bão.
- Cửa đi và cửa sổ làm từ nhôm kính, panel hoặc thép.
- Hệ thống máng nước lắp đặt gần với khu vực tầng mái.
Thi công nhà lắp ghép – Những ưu điểm vượt trội của kiểu nhà này
Thi công nhà lắp ghép có ưu điểm gì so với việc xây nhà truyền thống? Đây là mẫu nhà được sản xuất với mục đích giúp gia chủ tiết kiệm hơn trong việc đầu tư chi phí vào vật liệu, nhân công.
Nhà lắp ghép giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian thi công
Ưu điểm nổi trội của nhà lắp ghép có thể kể đến như sau:
- Thời gian thi công, nghiệm thu công trình nhanh
- Tiết kiệm chi phí xây dựng
- Tính ứng dụng cao
- Bảo vệ môi trường do tận dụng được các vật liệu để tái chế lại
- Dễ dàng quản lý chất lượng công trình
- Tính thẩm mỹ cao
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt
- Dễ dàng nâng cấp và di chuyển
- Độ bền cao
- Có thể tái sử dụng do tháo dỡ và lắp đặt khá đơn giản.
Thi công nhà lắp ghép – Quy trình thực hiện
Việc thi công nhà lắp ghép có thực sự phức tạp? Dưới đây IDC Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn có bước sơ bộ để thực hiện xây dựng một căn nhà lắp ghép.
Quá trình hoàn thiện nhà lắp ghép dạng farm stay
Thi công nhà lắp ghép trên nền bê tông gồm các bước:
B1: Tạo nền bê tông phẳng, chiều dày 80mm – 100mm, nếu là nhà 2 tầng thì nền bê tông có thêm khung dầm 200x300mm bao quanh.
B2: Lắp dựng nhà vật liệu nhẹ, linh hoạt tùy theo mặt bằng lắp dựng. Các vật liệu này bao gồm cột nhà bằng thép hộp, mái sử dụng lớp cách nhiệt chống nóng hoặc tôn 1 lớp, vách ngăn bằng tôn xốp cách nhiệt, cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính hoặc nhựa lõi thép.
B3: Hoàn thiện nhà lắp ghép, trần nhà có thể làm bằng thạch cao hoặc trần nhựa, trần panel. Lắp đặt hệ thống điện, nước, thông gió…
Thi công nhà lắp ghép trên nền đất hoặc cát gồm các bước:
B1: Định vị các vị trí khung trụ, khoan xuống nền đất sau đó liên kết hệ khung dầm, đặt tấm sàn cho nhà vật liệu nhẹ.
B2: Lắp ghép nhà linh hoạt theo mặt bằng. Cấu tạo ngồi nhà tương tự như nhà lắp ghép trên nền bê tông.
B3: Hoàn thiện ngôi nhà, trang trí trần và lắp đặt hệ thống điện, nước, thông gió…
IDC Việt Nam – Đơn vị thiết kế và thi công nhà lắp ghép uy tín hàng đầu
Sản phẩm nhà lắp ghép được thi công bởi IDC
Mặc dù nhà lắp ghép khá phổ biến tại nước ngoài những với người Việt Nam đây vẫn là khái niệm khá mới mẻ. Với việc thiết kế và thi công nhà lắp ghép, bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng về chi phí, diện tích và năng lực của đơn vị thi công để có thể có được sản phẩm tiện nghi và bền vững.
Là đơn vị có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc thi công nhà lắp ghép cho các tập đoàn lớn, IDC Việt Nam tự hào mang tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng quốc tế, giá thành cạnh tranh cùng thời gian thi công nhanh nhất. Nếu bạn đang muốn xây dựng một tổ ấm bền vững và tối ưu, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số 097 617 5678 để được các kiến trúc sư hàng đầu tư vần và hỗ trợ.