Xây nha lap ghep có cần xin giấy phép không?
Nha lap ghep chỉ mới du nhập vào Việt Nam khoảng hơn 10 năm nay với nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian và chi phí. Mặt khác, nó cũng có thiết kế đa dạng, nhiều mẫu mã và lựa chọn ứng dụng cho nhiều loại công trình. Nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn về vấn đề giấy phép khi xây dựng. IDC Việt Nam sẽ thông tin đến bạn chi tiết nhất ngay trong bài viết này.
Một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
Theo Luật Xây Dựng, trước khi bắt đầu khởi công chủ đầu tư cần có Giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì việc thi công sẽ được miễn cấp phép xây dựng.
Ngoài các trường hợp được quy định cụ thể về các công trình, dự án của Chính phủ thì các nha lap rap o Viet Nam cũng sẽ được miễn giấy phép nếu thuộc:
- Công trình lắp ghép là công trình tạm mục đích phục vụ cho công trình xây dựng chính.
- Nha lap ghep mà thuộc các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có kế hoạch chi tiết 1/500 được nhà nước phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định.
- Công trình lắp ghép thuộc dự án phát triển đô thị, hay phát triển nhà có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn nhỏ hơn 500m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Các công trình với mục đích dựng lên để sửa chữa, cải tạo, bên trong công trình khác nhưng không làm thay đổi mục đích, kết cấu và an toàn công trình.
- Công trình ở nông thôn nằm trong khu vực chưa có dự án phát triển đô thị ; các nhà ở riêng lẻ ở nông thôn nhưng không thuộc khu vực quy hoạch, bảo tàng hay di tích lịch sử.
Tuy các công trình đó không cần có giấy phép xây dựng, nhưng cũng cần thực hiện thông báo thời điểm khởi công đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương. Đồng thời chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng nộp cho các cơ quan này để tiến hành theo dõi và lưu hồ sơ.
Dễ hiểu hơn thì một số trường hợp như, dựng văn phòng lắp ghép làm nhà điều hành các dự án xây dựng, hay nhà tạm cho công nhân đều không cần giấy phép. Bởi ngôi nhà sẽ được xác định là công trình có mục đích phục vụ cho công trình chính. Hay nhà ở riêng lẻ xây dựng không nằm trong nơi quy hoạch, phát triển đô thị có thể cũng không cần xin giấy phép xây dựng.
Các trường hợp cần xin cấp phép xây dựng
Trừ các trường hợp đã có quy định rõ ràng theo Nghị định của Chính phủ thì các công trình nha lap ghep khác đều phải cần xin giấy phép xây dựng. Công trình có liên kết cố định với đất với mục đích làm nhà ở dân dụng, làm việc cần phải xin giấy phép xây dựng và phải phù hợp với các quy định khác trong quá trình xây dựng. Trường hợp nhà ở là container lắp ghép cũng được xem là công trình xây dựng cần xin Giấy phép.
Ngoài ra, nhà module xây dựng với mục đích kinh doanh như quán cà phê, resort, nhà hàng hay khách sạn…cũng cần được cấp phép xây dựng. Bởi các công trình này đáp ứng đầy đủ các quy định của Nhà nước về công trình xây dựng cần cấp phép.
Một số thủ tục trong việc xin cấp phép xây dựng
- Làm và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền: Cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp phép xây dựng và các hồ sơ thiết kế xây dựng. Các giấy tờ liên quan như bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ thiết kế của công trình và sơ đồ hệ thống cấp điện, nước, các bản vẽ thiết kế khác.
- Cơ quan tiếp nhận và đánh giá sơ bộ hồ sơ: Hồ sơ đáp ứng đầy đủ sẽ khi rõ ngày trả kết quả. Với hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ chuyên viên sẽ hướng dẫn và yêu cầu bổ sung đầy đủ đúng theo quy định
- Giải quyết: Trong 7 ngày, các cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành thẩm định và khảo sát thực địa. Nếu có sai sót, sẽ có yêu cầu bổ sung.
- Nhận kết quả: Theo thời điểm ghi trên phiếu hẹn, chủ đầu tư đến nơi Tiếp nhận và trả kết quả của Quận, đóng lệ phí và nhận Giấy phép xây dựng.
Trên đây là một số quy định cũng như các thủ tục liên quan xây dựng nha lap ghep. Để được tư vấn thêm về các quy định xây nhà lắp ghép, bạn hãy liên hệ ngay với IDC Việt Nam từ hôm nay.